Những Nét văn hóa giao tiếp khác biệt giữa Việt Nam và Hy Lạp
Hy Lạp từ lâu vốn nổi danh là vùng đất của những vị thần, cái nôi của nền văn minh Châu Âu. Định cư Hy Lạp như một cuộc hành trình khám phá cái đẹp của nền văn hóa cổ xưa còn vương lại. Khi định cư tại một quốc gia mới, giao tiếp luôn là điều được lưu ý trong cuộc sống hàng ngày.Cũng như ở Việt Nam, xã hội Hy Lạp cũng có những quy tắc bất thành văn. Nếu như không am hiểu hoặc xử sự sai với các nguyên tắc giao tiếp nền tảng có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên lúng túng, vụng về.
Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Nho giáo, nơi lấy đạo lý hiếu thảo làm kim chỉ nam đánh giá đạo đức và nhân cách của con người. Đây là yếu tố có thể giúp cho người Việt Nam hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng người Hy Lạp. Ở đây, người già được tôn trọng, được xem là những người gần với Chúa và có trí tuệ thông thái.
Hợp đồng kinh doanh ở Hy lạp thường khá đơn giản vì đa phần mọi chuyện đều được giải quyết dựa trên tình cảm cá nhân giữa hai bên. Các thành viên trong gia đình cùng tham gia vào việc kinh doanh của công ty là rất phổ biến. Giống với văn hóa “cha truyền con nối” của người Á Đông.
Những điểm giống nhau
Kính lão đắc thọ
Hy Lạp là đất nước châu Âu hiếm hoi có một nền văn hóa “kính lão đắc thọ”, luôn tôn trọng và đặt người lớn tuổi ở vị trí cao. Điều này không có nghĩa là người phương Tây không coi trọng người lớn tuổi, mà họ đặt vị trí của từng thế hệ như nhau. Thậm chí, nền văn hóa phương Tây có phần đề cao những người trẻ hơn. Ngược lại, sự kỳ thị người già không xảy ra ở Hy Lạp.Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Nho giáo, nơi lấy đạo lý hiếu thảo làm kim chỉ nam đánh giá đạo đức và nhân cách của con người. Đây là yếu tố có thể giúp cho người Việt Nam hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng người Hy Lạp. Ở đây, người già được tôn trọng, được xem là những người gần với Chúa và có trí tuệ thông thái.
Đi trễ giờ
Thói quen đúng giờ vốn không phải là thế mạnh của người Việt. Điều này chi phối trong mọi sự kiện, lễ lạt trong xã hội Việt Nam. Giờ bắt đầu luôn được nói sớm hơn để bù trừ cho hợp lý. Điều này cũng đúng ở Hy Lạp. Ở đây, việc đến muộn 30 phút so với giờ hẹn là đến đúng giờ.Coi trọng mối quan hệ cá nhân
Hy Lạp là một xã hội có văn hóa “coi trọng tình thân”, đôi lúc đưa ra quyết định dựa trên mức độ tình cảm của từng mối quan hệ. Điều này phần nào giống với văn hóa của người Việt, nơi luôn đề cao những mối quan hệ và có phần cả nể khi trong công việc có dính dáng đến tình cảm cá nhân.Hợp đồng kinh doanh ở Hy lạp thường khá đơn giản vì đa phần mọi chuyện đều được giải quyết dựa trên tình cảm cá nhân giữa hai bên. Các thành viên trong gia đình cùng tham gia vào việc kinh doanh của công ty là rất phổ biến. Giống với văn hóa “cha truyền con nối” của người Á Đông.
Những điểm khác biệt
Sự nồng nhiệt trong chào hỏi
Người Hy Lạp thường chào hỏi đối phương bằng cái hôn nồng nhiệt và nụ hôn trên hai má. Điều này có thể phần nào gây bối rối cho người Việt, vốn ảnh hưởng bởi nền văn hóa ý nhị, cẩn trọng của phương Đông.Văn hóa tranh luận
Tranh luận là một nét văn hóa phổ biến ở Hy Lạp. Người dân ở đây rất thích tranh luận cùng nhau. Tuy nhiên, không bao giờ họ để định kiến hay cảm xúc từ cuộc tranh luận ảnh hưởng đến tình cảm đôi bên. Cả hai có thể tranh cãi nảy lửa, nhưng sau đó có thể tay bắt mặt mừng vì đã tìm ra một nhận định cả hai bên cùng thống nhất đồng ý.Hy Lạp quả nhiên là quê hương của ngành Triết học, khi cho rằng mâu thuẫn và tranh luận luôn là hướng đi của sự phát triển.
Tôn sùng tín ngưỡng
Đây là một cách hành xử có phần bảo thủ của người Hy Lạp. Họ luôn có niềm tin tối cao vào tín ngưỡng và tôn giáo. Khi làm việc với người Hy Lạp, tuyệt đối không động chạm đến tôn giáo và tự nhận bản thân là người vô thần, không có tín ngưỡng.Một số tips hữu ích khi giao tiếp cùng người Hy Lạp:
- Người Hy Lạp ít khi tổ chức mừng ngày sinh nhật, thay vào đó họ tổ chức ngày đặt tên.
- Hãy mang một món quà nhỏ khi được người Hy Lạp mời ăn tối (không tặng tiền).
- Khi trò chuyện cùng người Hy Lạp, hãy luôn né tránh vấn đề chính trị vì đây là chủ đề cấm kỵ
- Người Hy Lạp thích trao đổi trực tiếp hơn là qua email hoặc điện thoại.
- Chen lời khi nói ở Hy Lạp không phải là hành vi khiếm nhã.
Nguồn: Tổng hợp
0 Nhận xét